"Mổ xẻ" ưu - nhược điểm của biển quảng cáo đồng phục

Việc quy hoạch và lắp đặt hệ thống biển hiệu trên phố Lê Trọng Tấn trong tháng 5 vừa qua đã khiến dư luận đặt ra nhiều dấu chấm hỏi về vấn đề triển khai. Cùng "mổ xẻ" ưu - nhược điểm của loại biển quảng cáo này trên thực tế.

Hệ thống biển hiệu trên phố Lê Trọng Tấn được triển khai thí điểm sau tình trạng lộn xộn trong hoạt động quảng cáo tại Hà Nội. Thành phố miễn phí lắp đặt biển cho toàn bộ 150 cửa hàng tại đây nhằm hỗ trợ và thúc đẩy người dân thực hiện nhanh và gọn.

Theo lãnh đạo quận Thanh Xuân và Sở VH-TT Hà Nội, vì đang trong quá trình thí điểm, phía dự án vẫn tiếp tục lấy ý kiến của người dân và chuyên gia để từ đó đưa ra những điều chỉnh nếu cần thiết.

Biển quảng cáo trên tuyến đường kiểu mẫu gây nhiều tranh cãi

Ngay khi những tấm biển hiệu quảng cáo này được treo lên, phố Lê Trọng Tấn như khoác lên mình một diện mạo mới. Điều này đang tạo ra rất nhiều những ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng việc đồng bộ hóa biển hiệu quảng cáo là nên làm, góp phần giúp tuyến phố trở nên hiện đại hơn. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải sử dụng hai màu sắc xanh, đỏ thì sẽ gây nhàm chán, không bắt mắt.

Chỉ có ý kiến đồng tình một phần

Anh N.V.Hoàng, một kiến trúc sư tại Hà Nội cho biết: "Việc đặt ra quy chuẩn về kích thước là rất hợp lý, giúp đường phố nhìn hiện đại, đẹp đẽ hơn".  Tuy nhiên, theo anh Hoàng, cách làm đồng bộ về cả màu sắc mà TP hiện đang áp dụng thì chưa thực sự phù hợp. "Theo tôi được biết, trong nguyên tắc quy hoạch đô thị cũng không có quy định khống chế về màu sắc của các công trình mà chỉ quy định về độ dày, kích thước".

Khó nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp nào

KTS Lại Thành Tín cũng cho hay: "Tôi hoàn toàn tán thành việc quy hoạch và đặt ra yêu cầu thẩm mỹ với hệ thống biển quảng cáo, khi mà rất nhiều con phố của chúng ta rơi vào sự nhếch nhác, xô bồ vì nó". Cùng với sự tán thành này, anh Tín cũng phân tích thêm “Về góc độ thương hiệu, các vấn đề như màu sắc, trang trí, chất liệu… đều phụ thuộc vào nội hàm của sản phẩm, cũng như ý tưởng của người bán. Áp đặt chung một mẫu biển là vô lý” – anh nói. “Về góc độ kiến trúc, cách tiếp cận theo kiểu ngang bằng sổ thẳng như vậy làm tuyến phố thiếu điểm nhấn và nhàn nhạt, vô hồn”. 

Còn theo TS-KTS Nguyễn Quốc Thông (Phó chủ tịch Hội KTS VN), ý tưởng “đồng bộ” các bảng hiệu đã bỏ qua một vấn đề cơ bản: sự phụ thuộc vào ngôn ngữ kiến trúc của tuyến phố. Biển quảng cáo là một phần kiến trúc trong không gian công cộng. Không thể có một con phố mà đoạn không gian nào cũng giống y xì nhau -> ĐÂY LÀ RẬP KHUÔN làm mất đi sự hài hòa, hợp lý của không gian chung.

Màu sắc được lựa chọn áp dụng cho các tấm biển quảng cáo là màu xanh và đỏ. Điều này thoạt nghe chỉ có thể ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mĩ. Tuy nhiên, ở góc độ một người chuyên làm về nhận diện thương hiệu, tôi nghĩ nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp. Bởi vì màu sắc là một yếu tố quan trọng trong thành phần giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp dễ dàng hơn vậy mà làm đồng bộ thì giờ ngân hàng cũng chỉ như quán phở, quán cơm.

Việc quy biển quảng cáo hết về hai màu chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp không thể giữ màu sắc trong đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ.

Xét về ưu điểm thì có hay người ta chỉ nhắc tới sự hợp lý về kích thước của hệ thống biển hiệu này. Còn tất cả các yếu tố khác đều khiến người ta thấy hoài nghi, càng nhắc tới nhiều càng thấy sự nghiên cứu chưa sâu, quyết định vội vàng của cấp quản lý. Ngoài ra, việc làm biển quảng cáo đồng bộ còn vi phạm tới luật quảng cáo. Phải chăng Sở VH-TT Hà Nội đang buộc doanh nghiệp phải làm sai luật?

Bài viết khác

090.959.4005

© Mỹ Thuật Thăng Long. All rights reserved.